Các ngôn ngữ

Trang này được tạo ra sử dụng dữ liệu Wikimapia. Wikimapia là một dự án bản đồ mở được đóng góp bởi những người tình nguyện khắp thế giới. Nó chứa đựng những thông tin về 32505226 địa điểm và liên tục được cập nhật. Tìm hiểu thêm về Wikimapia và hướng dẫn về thành phố.

Bình luận gần đây về Hải Phòng (phần đất liền)

  • Huyện Tiên Lãng, manhdo đã viết 15 năm trước:
    Lịch sử: Tiên Lãng là vùng đất cổ có địa danh trên bản đồ đất nước trên 700 năm. Thời Lý, Trần vùng đất TL và Thanh Hà ngày nay có tên là Xứ Bàng La. Thế kỷ XIV đổi thành huyện Bình Hà thuộc châu Nam Sách. Thời Lê Thánh Tông -Quang Thuận thứ nhất-(1460)tách thành hai huyện Tân Minh và Bình Hà ( nay là Thanh Hà) thuộc Phủ Nam Sách.Năm 1600 do phạm húy Vua Lê Kính Tông hiệu Duy Tân nên Tân Minh đổi thành Tiên Minh. Năm 1884 do phạm húy Vua Hàm Nghi hiệu Ứng Minh nên đổi thành Tiên Lãng.Năm 1893 tách khỏi Phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương nhập vào tỉnh Hải Phòng.Sau đó Hải Phòng có đổi thành Phủ Liễn,rồi thành Kiến An (1906).Sau nhiều lần tách nhập Tiên Lãng là huyện ngoại thành của Hải Phòng ( từ 1962). Huyện lỵ xưa đặt tại xã Thái Công sau chuyển về Tổng Phú Kê ( nay là TT Tiên Lãng). Dân Tiên Lãng xưa làm nông nghiệp là chính.Trong đó nghề trồng và chế biến thuốc Lào nổi tiếng cả nước.( Đại Nam nhất thống chí Quốc sử quán triều Nguyễn viết: Trấn Hải Dương có 03 huyện trồng thuốc lào là Thanh Lâm (Nam Sách)Vĩnh Bảo, Tiên Minh nhưng thuốc lào Tiên Minh ngon hơn). Tiên Lãng còn có nghề thủ công cũng đã nổi tiếng ( theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì Tiên Lãng "có kỹ nghệ dân gian tinh sảo như nghề thợ mộc ở xã Nương Bồng, dệt chiếu ở xã Kim Động" ) Truyền thống : Lịch sử có nhắc đến Ngô Lý Tín ( triều Lý Anh Tông)là người được vua Lý Cao Tông phong làm thượng tướng quân ( 1182) đem quân thủy bộ đị dẹp trộm cướp. năm 1183 làm Đốc tướng đi đánh giặc Ai Lao . Năm 1188 làm thái phó kiêm Phụ Chính. Năm 1190 mất còn đền thờ tại thôn Cẩm Kê. Trong cuộc chiến chống giặc Nguyên lần thứ nhất (1285), "20 vạn quân Xứ Bàng La " trong đội quân của các tướng nhà Trần góp phần làm nên chiến thắng .Dấu tích nơi đóng quân của Trần Quốc Thành ở thôn Hà Đái.Ông là tôn thất nhà Trần hiện đền thờ ông còn tại thôn Hà Đái, chốn cũ nhà ông. "Tháng 11 năm Kỷ Hợi (1419) Phạm Thiện ở huyện Tiên Minh ( TL) cùng với Trịnh Công Chứng, Lê Hanh ở Hạ Hồng ( Tứ Kỳ, Ninh Giang, Vĩnh Bảo); Nguyên Đặc ở Khoái Châu, Nguyến Đa Cấu, Trần Nhuệ ở Hoàng Giang; đấy quân tiến đánh Đông Đô." ( theo Đại Việt sử ký toàn thư). Thế kỷ XVI, thời kỳ Trinh Mạc Tiên Lãng có nhiều cuộc nổi dậy chống cường quyền áp bức: " tháng sáu năm Giáp Ngọ (1594) người xã Vũ Lăng là Vũ Đăng dấy binh tụ tập bè đảng tự xưng là La Bình năm thứ nhất chiếm giữ huyện Siêu Thoại ( Thuận Thành -Bắc Ninh). Sau bị Trịnh Tùng đánh dẹp." Tháng Tám năm Đinh Dậu (1597)" có hai anh em Quỳnh quận công và Thụy quận công ( không rõ tên) ở huyện Tân Minh tụ tập đồ đảng " cùng liên kết với Thủy quân công và Lễ quân công ở huyện Thủy Đường ( Thủy Nguyên,ngày nay)có đến vài ngàn quân. Nhân dân các huyện ở Hải Dương đều thuận theo".Trịnh Tùng đã cử Nguyễn Hoàng, Bùi Văn Khuê...đánh dẹp, phải tốn kém nhiều công sức mơi dẹp được ( 1559). Thời kháng chiến chống Pháp nhân dân Tiên Lãng nổi tiếng với việc phá càn năm 1953.Theo đó, kế hoạch Nava, Pháp huy động 03 binh đoàn, 02 tiểu đội pháo, 01 tiểu đoàn dù,05 đại đội Com-măng-đô với tổng số quân 3400 tên và 50 xe lội nước, 1 hạm đội với 43 tàu lớn nhỏ- một trong các trận càn lớn nhất vùng đồng bằng Bắc bộ.Sau 23 ngày phá càn quân dân Tiên Lãng đã diệt 672 tên địch, bắt sống 06 lính Au-Phi, phá hủy 03 xe lội nước, bắn chìm 02 canoo.( ta có 500 bộ đội huyên, 360 du kích). Trong đánh Mỹ nhiều người con của Tiên Lãng ra trận. Hậu phương đã đánh 222 trận bắn rơi 05 máy bay, phối hợp bắn cháy 01 tàu chiến và 09 máy bay Mỹ.Huyên được tuyên dương Anh hùng. Văn Vật: Tiên Lãng cũng có nhiều vị ( 11 )đại khoa trong lịch sử : Sớm nhát là Đệ nhị giáp Tiến sỹ ( 1463) Nhữ Văn Lan. Làng An Tử nay thuộc xã Kiến Thiết.Là ông ngoại của Nguyễn Bỉnh Kiêm. Tiếp đến là Phạm Bá, người Phác Xuyên, TS năm 1469. Trần Bân , người Lạc Đông, đỗ Hoàng Giáp 1487. Hoàng Thuần Phác , người Ngọc Động. năm 1490. Nguyễn Cảnh Diễn, người Yên Tử, đỗ Hoàng giáp năm 1502. Vũ Tường, người Tiên Minh đõ năm 1523.Nguyễn Khắc Cần, người Châu Kê-Tiên Đôi, đỗ năm 1586. Tô Trí Cốc người Trâm Khê đỗ năm 1586. Đoàn Kim Sơn , người Mỹ Huệ -Tiên Thắng đỗ năm 1589. Hoàng Đĩnh, người Tiên Minh đỗ năm 1592. Đỗ Hoán, người Phú Kê đỗ đệ tam giáp đồng TS xuất thân năm 1592.Các vị đã từng làm quan từ giám sát ngự sử đến thượng thư các bộ. Đến triều Nguyễn cũng đã có 05 vị đỗ cử nhân: Nguyễn Chiểu,người Yên Tử đỗ năm 1807; Dương Thế Thịnh, Ninh Duy đõ năm 1814; Phạm Đức Phổ, Cẩm La đõ năm 1819; Hoàng Danh Thắng, ,Đông Minh đỗ năm 1843; Nguyễn Hữu Đoan, Phú Kê đỗ năm 1906. Phan Huy Chú nhận xét về các vị nho học tiền bối phủ Nam Sách xưa :" Thói quen của sỹ phu đều chuộng văn nhã"
  • Trường Tiểu học ( Khu I Thị Trấn Tiên Lãng),, dodinhmanh53gmail.com (khách) đã viết 15 năm trước:
    Ai viết nơi này thế? Bà Ngọc bán kẹo bột phải không? chết đã lâu lắm rồi vào những năm 1970 cơ. Noi đây, ngày xưa là nhà Văn hóa, hồi chưa có HTX nó còn có mấy cây cột xây bằng gạch trát xi măng trạm trổ rất đẹp,vết tích của các cột trụ của chùa cổ.trước nó là một cái sân rộng chạy đến đường chính vào Làng.Sau những năm 60-70 nó đước nâng lên làm sân phơi của HTX, nền nhà cũ được làm nhà văn hóa, còn xây thêm một nhà nữa giáp cây thị cổ thụ và giáp chùa quay hướng Đông.Quần thể nơi đây rất đẹp gồm Chùa, giêng nước Cây thị cổ thụ, bến Vua , miếu Vua, đường lát đã phiến khổ lớn... những đia danh đẹp đi vào thơ ca của Làng." Giêng Phú Kê vừa trong vừa mát, Đường Phú Kê Lát đã dễ đị". Trường tiểu học mãi sau này mới xây có lẽ vào những năm 80 thì phải.
  • Xã Cổ Am, con3820yahoo.com (khách) đã viết 15 năm trước:
    xa co am se con phat trien hon nua neu dep dc te nan tham nhung tien cua dan
  • Xã Cổ Am, con3820yahoo.com (khách) đã viết 15 năm trước:
    teu qua co am,noi manh dat sinh ra nhung nguoi tai gioi.
  • Khu tái định cư KDT PG An Đồng, Binhtuu (khách) đã viết 15 năm trước:
    Một căn Biệt thự song lập ở đây 144m2 hiện giao dịch khoảng 3 tỉ nghĩ mà thèm.Tôi dự đoán trong vòng 5 năm tới,khi chỗ này lên quận An Dương, không có giá dưới 50 triệu/1m2 đất Biệt thự,môi trường sống quá tuyệt : gần trung tâm,cây xanh nhiều,quy hoạch đẹp.Một cái nhà ngõ vớ vẩn Hà Nội cũng giá 50-60 trieu/1m,k có cửa gì so với khu này.Đánh dấu để kiểm chứng
  • bs2, Binhtuu (khách) đã viết 15 năm trước:
    Một căn Biệt thự song lập ở đây 144m2 hiện giao dịch khoảng 3 tỉ nghĩ mà thèm.Tôi dự đoán trong vòng 5 năm tới,khi chỗ này lên quận An Dương, không có giá dưới 50 triệu/1m2 đất Biệt thự,môi trường sống quá tuyệt : gần trung tâm,cây xanh nhiều,quy hoạch đẹp.Một cái nhà ngõ vớ vẩn Hà Nội cũng giá 50-60 trieu/1m,k có cửa gì so với khu này.Đánh dấu để kiểm chứng
  • núi đỉnh wecome to nuidinh.com, TADUYDURHAM (khách) đã viết 15 năm trước:
    thang Trinh nao do? Trinh Do a? hay la Trinh Luc nha ong Tuy Han?khakha
  • Xã Du Lễ, miss hometown (khách) đã viết 15 năm trước:
    nơi tôi sinh ra và lớn lên!
  • Chính Điện Khu di tích đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, haidang54 đã viết 15 năm trước:
    Ông sinh ngày 6/4/1491 tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Kiến An (nay là thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Nguyễn Bỉnh Khiêm là một danh nhân văn hoá kiệt xuất của Việt Nam và là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Lúc sinh thời, ông có nhiều học trò giỏi như Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyên, Nguyễn Dữ... Năm Ất Mùi (1535) đời Mạc Thái Tông, ông đỗ Đình Nguyên, Trạng Nguyên. Làm quan từ chức Hiệu Thư Đông Các đến Thị lang Bộ Lại. Năm Nhâm Dần (1542), ông từ chức về quê, dựng quán Trung Tân, lập Am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân Am cư sĩ Am Bạch Vân là một Trường đại tập nổi tiếng, sĩ tử khắp nơi đã đến đây theo học. Ông còn sáng tác nhiều thơ văn có giá trị, tuy vậy đến nay hầu như đã thất truyền nên chỉ còn lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân Am thi tậpppp, tập thơ chữ nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tậpppp và một số sấm vĩ tương truyền là lời tiên tri của ông. Do có nhiều công lớn, đầu đời Mạc Hậu Hợp, Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong Thái phó, Thượng thư Bộ lại, Trình Quốc Công (bia chùa Cao Dương). Lúc ông mất, Mạc Đông Nhượng, phụ chính đại thần tự tay viết biển ngạch đặt ở đền dòng chữ Mạc triều trang nguyên tể tướng từ. Năm 1985, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã phối hợp với Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm ngày sinh của ông. Nhân dịp này, Hội nghị khoa học toàn quốc về Nguyễn Bỉnh Khiêm do Hội đồng Lịch sử thành phố Hải Phòng và Viện Văn học chủ trì cũng được tổ chức. Nhân 500 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm (1991), Chính phủ đã tổ chức lễ kỷ niệm với nghi thức Nhà nước tại Văn Miếu, Hà Nội. Hiện ông được xếp là một trong 13 danh nhân văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam. Đền thờ Trình Quốc Công tại Trung Am, xã Lý học, huyện Vĩnh Bảo đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Để ghi nhớ những đóng góp lớn lao của ông, Uỷ ban nhân dân thành phố đã lấy tên ông đặt tên cho con đường lớn thuộc quận Ngô Quyền. Đồng thời, giải thưởng khoa học và giải thưởng văn học - nghệ thuật (cao nhất của thành phố) cũng đã được vinh dự mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm được dựng tại Khu di tích và Thư viện Khoa học tổng hợp với qui mô lớn.
  • Công ty TNHH Dịch vụ Bảo vệ Hoàng Gia, H4502 (khách) đã viết 15 năm trước:
    toi cam? thay toi ahn nhiem vu cua? cty da giao cho toi thay tu hao ve` cong viec cua minh va` toi cam? thay tu tin khi ban than minh ko vuot wa tat c? moi viec ma` toi da trai wa trong tg wa ma` bjo toi da vuot wa trong cong viec cua minh va` con duong cua? minh toi rat vui khi la` 1 nhan vien cua? hoang gia toi la` bui van huu sh4502 hien dang la` 1 nhan vien tai "M" CHEVRON tam hung thuy nguyen hp
  • Chợ Tân Tiến, dan cho (khách) đã viết 15 năm trước:
    cho nay sau nay o gan khu chung cu.nhat can thi nhi can song.>> song o day cung tien ra phet do
  • Cảng Hải Phòng ( Cổng Cảng Chính ), haidang54 đã viết 15 năm trước:
    Cảng Hải Phòng được xây dựng từ năm 1874, có 170m cầu bằng gỗ và hai cụm kho. Tiền thân của nó là một bến phục vụ cho tàu thuyền quân đội Pháp. Năm 1900, Cảng được kè đá từ bến Sáu Kho đến bến Cầu Ngự. Năm 1902, Toàn quyền Đông Dương quyết định xây dựng cảng Bắc kỳ tại đây và gọi là Cảng Hải Phòng. Cảng hiện nay kéo dài trên 10km dọc sông Cấm. Cảng chính có thể đón tàu 1 vạn DWT, gồm một hệ thống cầu bê – tông trên 3km bao gồm các cảng chuyên dùng: Cảng container, hàng rời, hàng nặng … với 37 cần cẩu chân đế và cảng tàu khách du lịch. Năm 1999, cảng đã bốc dỡ gần 8 triệu tấn hàng, dự định năm 2005 sẽ nâng công suất hàng qua cảng lên 12 – 14triệu tấn/năm. Luồng vào cảng sẽ là luồng mới qua lạch Huyện, kênh Cái Tráp. Cảng sẽ kéo dài đến cảng nước sâu Đình Vũ để đón tàu 2 vạn DWT, sẽ xây dựng cảng nổi Bến Gót - Lạch Huyện để đón tàu trên dưới 5 vạn DWT.
  • Cảng Hải Phòng ( Cổng Cảng Chính ), haidang54 đã viết 15 năm trước:
    Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại thành phố Hải Phòng. Cảng Hải Phòng hiện nay bao gồm các khu bến cảng sau: Khu bến Đình Vũ và Nam Đình Vũ: có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10 nghìn - 20 nghìn DWT Khu bến sông Cấm: 5 nghìn - 10 nghìn DWT Khu bến Diêm Điền (huyện Hải Thịnh, tỉnh Thái Bình)[1]: 1 nghìn - 2 nghìn DWT Cảng Thủy sản Cảng Chùa Vẽ Cảng Đoạn Xá Cảng gồm 8 cầu tàu bê tông cốt thép, 2 cầu đang xây dựng trong đó có 1 bến nghiêng; Kho có diện tích 70.232 m², bãi chứa hàng có diện tích 39.000 m²; Thiết bị bốc dỡ: có cẩu cố định và di động 10 - 50 - 70 tấn, có xe nâng, hạ hàng, băng chuyển tải và cẩu xếp dỡ công ten nơ; Độ sâu trung bình của mực nước là 7 m; Có đường sắt vào các cầu tàu số 8 - 9 - 10 - 11. Khả năng xếp dỡ: từ 3,5 đến 4,5 triệu tấn/năm. Đang tăng cường khả năng xếp dỡ hàng hóa và công ten nơ lên 7 triệu tấn/năm. Hiện chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch nâng cấp cảng Hải Phòng. Khu bến Lạch Huyện sẽ được xây dựng làm cảng tổng hợp và cảng công ten nơ. Đây sẽ là khu bến chính của cảng Hải Phòng có năng lực tiếp nhận tàu 50 nghìn đến 80 nghìn DWT vào năm 2020. Khu bên Đình Vũ sẽ được nạo vét, cải tạo để có thể tiếp nhận được tàu 20 nghìn đến 30 nghìn DWT. Khu bến Yên Hưng (Yên Trạch, đầm nhà Mạc) sẽ được xây dựng làm bến chuyên dùng có thể tiếp nhận tàu 30 nghìn tới 40 nghìn DWT. Ngoài ra, còn có bến Nam Đồ Sơn chuyên dùng cho an ninh quốc phòng.
  • Nhà Hát Lớn, haidang54 đã viết 15 năm trước:
    Nhà hát Lớn thành phố nằm trên phố Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hồng Bàng Năm 1900. Pháp đuổi chợ, lấy đất xây Nhà hát Lớn. Theo thiết kế, nguyên vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp. Nhà hát Lớn cao hai tầng, mái vòm, trang trí lẵng hoa, có 600 ghế. Thời Pháp thuộc, đây là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của người Pháp và người giàu bản xứ. Thời ấy, chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh hát nổi tiếng cả nước mới được biểu diễn. Đây cũng là nơi hàng năm phát phần thưởng cho học sinh giỏi. Quảng trường Nhà hát thành phố có tên là Place Théâtre municipal. Sân nhà hát có hai cột đèn bằng gang theo kiểu cột đèn Pháp. Thân đèn cũng bằng gang có hoạ tiết hoa văn xung quanh, năm 1985, được thay bằng hai cột xi măng với hệ thống đèn hiện nay. Trước đây, ở mặt trước Nhà hát, hai bên có trang trí tượng thiếu nữ Pháp; xung quanh sân có bồn cỏ, trồng dừa và đặt một số ghế gỗ, nay không còn. Ngày nay, Nhà hát Lớn thành phố là nơi hội họp vào những ngày lễ lớn
  • Bến Tàu Không Số, haidang54 đã viết 15 năm trước:
    Bến tàu không số ở chân đồi Vạn Hoa cạnh thung lũng xanh, nay là khách sạn 100 phòng của công ty du lịch quốc tế Đồ Sơn. Dấu tích cầu cảng K15 nay còn lại là những cột bê-tông. Cầu cảng này được xây dựng và bảo vệ tuyệt đối bí mật, là nơi đỗ của những chiếc tàu không số, 2 vỏ chở vũ khí chi viện cho miền Nam. Ngày 11/10/1962 chiếc tàu gỗ chở 30 tấn vũ khí đã xuất phát ở đây. Sau 6 ngày lênh đênh trên biển cả, tàu đã cập bến tại Cà Mau, chuyển giao toàn bộ vũ khí cho quân khu 9. Tất cả có gần 100 thuyền với tổng số 168 chuyến đi xuất phát tại đây. Đây là đường được mệnh danh là "đường mòn Hồ Chí Minh trên biển".
  • Khách sạn Thung lũng Xanh - Đồ Sơn, haidang54 đã viết 15 năm trước:
    Toạ lạc trong thung lũng đầy lãng mạn, Khu nghỉ dưỡng khách sạn Đồ Sơn 4 sao sở hữu một vẻ đẹp lạ và cả một khu giải trí Casino duy nhất tại Hải Phòng. Với kiến trúc trang nhã và hướng biển, khu nghỉ dưỡng khách sạn Đồ Sơn mang lại cho quý khách cảm giác thư giãn và sảng khoái. Quý khách sẽ cảm nhận được sự rung động của từng giác quan ngay khi đặt những bước chân đầu tiên trên con đường xinh đẹp dẫn vào khu nghỉ dưỡng nằm trong thung lũng Xanh, sát bờ biển trải dài thơ mộng như trong tranh. Khu nghỉ dưỡng gồm 88 phòng nghỉ rộng rãi và tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao với đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp và hiếu khách. Cũng tại khu nghỉ dưỡng, chúng tôi có một đội ngũ hướng dẫn viên đầy kinh nghiệm luôn sẵn sàng làm bạn đồng hành, hướng dẫn quý khách trong suốt quá trình khám phá các danh lam thắng cảnh tại nơi đây.
  • Trường PTTH Hồng Bàng, quynhanh_hp (khách) đã viết 15 năm trước:
    i lov3 hb 4rever
  • Công Ty Shell Gas Hải Phòng, steamaway đã viết 15 năm trước:
    Đây không phải là cảng Đoạn Xá. Đây là nhà máy tồn chứa và đóng bình của công ty Shell Gas Hải Phòng.
  • Nguyễn Ngọc Hà's house, nguyenhaxd701 đã viết 15 năm trước:
    Well come to my house!
  • Trường tiểu học Tiên Thắng, ngô văn hội (khách) đã viết 15 năm trước:
    mama dạy ở đây :)